Những sai lầm thường gặp nhất trong các cuộc phỏng vấn

Nó có thể giúp ích đáng kể cho bạn trong suốt quá trình phỏng vấn, nhưng đừng để bị lệ thuộc vào nó quá nhiều. Và hãy chắc chắn những kinh nghiệm đó là có thật.
Kết quả khảo sát được thực bằng cách thu thập ý kiến đánh giá từ các nhà quản lý, những người đã từng thực hiện phỏng vấn tuyển dụng. Theo đó, có 38% số người tham gia phỏng vấn không biết hoặc biết rất ít về công ty; 20% không chuẩn bị để thảo luận về kỹ năng và kinh nghiệm; 14% không chuẩn bị để nói về kế hoạch và mục tiêu nghề nghiệp; 10% thiếu sự giao tiếp bằng mắt; 9% đến muộn; 9% còn lại thiếu sự nhiệt tình.

Thậm chí, ngoài những sai lầm trên, còn có những sai lầm như trang phục không đúng cách, nói những điều không nên nói, nói quá nhiều và nói quá ít…cũng rất phổ biến.


Trang phục không phù hợp cũng là một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người khi đi phỏng vấn.
Dưới đây là 10 sai lầm và cách khắc phục:

1
Trang phục không phù hợp

Khi tham gia phỏng vấn bạn nên ăn vận thật chuyên nghiệp và lịch sự. Mặc dù trang phục của bạn có thể rất đa dạng dựa vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ bạn có thể mặc đồ công sở bình thường khi đi phỏng vấn cho một công việc không đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao hay ở một công ty nhỏ. Nhưng quan trọng là nó phải phù hợp.

2
Đến muộn

Ai cũng biết rằng ấn tượng đầu tiên rất quan trọng trong xin việc nhưng bạn cũng cần biết rằng bạn có thể để lại ấn tượng xấu trước khi bước vào cuộc phỏng vấn nếu đến muộn trong cuộc phỏng vấn.

Đến muộn không chỉ cho thấy khả năng quản lý thời gian kém cỏi mà con chứng tỏ sự thiếu tôn trọng công ty, thậm chí thiếu tôn trọng những người phỏng vấn của bạn.

Vì vậy hãy chắc chắn về độ dài quãng đường mà bạn đi để không đến muộn; đến đúng giờ hoặc thậm chí là đến sớm hơn. Tốt nhất bạn nên đến sớm hơn lịch hẹn khoảng 5-10 phút. Bằng cách đó, nếu chẳng may gặp bất trắc gì trên đường, bạn vẫn có thời gian để xử lý.


3
Mang theo đồ uống

Nếu bạn cần uống cà phê hay trà thì nên kết thúc chúng trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. Không nên mang theo đồ uống vào phòng bởi nó không chỉ khiến bạn mất tính chuyên nghiệp mà còn khiến bạn phân tán chưa kể nó có thể gây ra những “tai nạn” không hay khác như đổ thức uống lên bàn, lên quần áo…. Vì vậy, bạn nên tập trung vào các nhiệm vụ chính là tạo ấn tượng tốt, trả lời câu hỏi hay duy trì giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng cũng như tập trung chú ý trong suốt quá trình phỏng vấn.

4
Sử dụng điện thoại khi đang phỏng vấn

Gọi điện, nhắn tin hay trả lời các cuộc gọi khi đang trả lời phỏng vấn không chỉ khiến bạn trông thật thô lỗ và mất lịch sự mà còn là thông điệp rõ ràng cho các nhà tuyển dụng rằng bạn không phải là đối tượng mà họ đang nhắm đến. Do đó, trước khi bước vào phỏng vấn, bạn nên tắt điện thoại.

5
Không biết gì về công ty

Đừng để nhà tuyển dụng bắt bí bạn với câu “Bạn biết gì về công ty này?”. Bởi đó là một trong những hỏi dễ trả lời nhất nếu bạn đã có sự tìm hiểu từ trước.

Những thông tin cơ bản về công ty như lịch sử công ty, địa điểm, cơ cấu và nhiệm vụ đều được thể hiện rõ trong phần “Về chúng tôi” trên hầu hết các website của công ty. Bạn có thể in ra, đọc và ghi nhớ trước khi đến với phỏng vấn.

6
Không nhớ những sự kiện đã liệt kê trong CV

Mặc dù khi ứng tuyển vào công ty bạn đã gửi trước một bản sơ yếu lý lịch. Nhưng một số công ty có thể yêu cầu bạn điền thêm vào một mẫu đơn xin việc riêng của công ty. Vì vậy bạn cần phải nhớ những thông tin/sự kiện chính như thời gian làm việc trước đó, ngày tốt nghiệp hay thông tin liên lạc…để hoàn thành yêu cầu trên.

Không phải sự kiện nào trong quá khứ cũng khiến bạn có thể nhớ ngay và chính xác được. Do đó, bạn cần liệt kê chúng vào hồ sơ trước khi đến cuộc phỏng vấn. Nó có thể giúp ích đáng kể cho bạn trong suốt quá trình phỏng vấn, nhưng đừng để bị lệ thuộc vào nó quá nhiều. Và hãy chắc chắn những kinh nghiệm đó là có thật.

7
Không tập trung

Lơ đễnh hay thậm chí không nhớ nổi câu hỏi của nhà tuyển dụng có thể khiến bạn bị mất điểm nghiêm trọng. Nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ làm thế nào bạn có thể tập trung trong suốt một ngày làm việc khi ngay cả trong một buổi phỏng vấn bạn cũng không thể tập trung được.

Nếu bạn cảm thấy sự tập trung của mình cứ bị trôi tuột thì hãy cố gắng giữ nó bằng cách duy trì sự giao tiếp bằng mắt, nghiêng người một chút khi nói chuyện và cố gắng để lắng nghe.

8
Nói quá nhiều

Không gì tệ hơn khi nói quá nhiều trong cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng không cần biết toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của bạn. Vì vậy, hãy trả lời câu hỏi một cách gọn gàng, có trọng điểm và chính xác, không rườm rà.

9
Không chuẩn bị để trả lời câu hỏi

Người phỏng vấn bạn có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi khác nhau để hiểu thêm về ứng viên của mình ngoài những câu mang tính cơ bản. Vì vậy, để không bị bất ngờ và bị động, bạn nên chuẩn bị trước bằng cách xem xét những câu hỏi nào có thể được đặt ra và trả lời những câu hỏi đó như thế nào. Thậm chí bạn nên chuẩn bị vài câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên cũng cần xem xét kỹ những câu hỏi nào không nên đặt ra trong buổi phỏng vấn.

10
Nói xấu sếp cũ

Đừng để mắc sai lầm khi nói xấu sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ với người phỏng vấn bạn. Bởi thế giới này rất nhỏ, người phỏng vấn bạn có thể biết cả người sếp mà bạn vừa chê bai là ngốc nghếch. Vì thế, khi đến phỏng vấn, tốt nhất không nên nói xấu về sếp cũ, đồng nghiệp mà nên nói về khả năng làm việc nhóm như thế nào hay khả năng xử lý các xung đột một cách hiệu quả ra sao.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *